Nắm giữ 3 chìa khóa vàng này, bạn sẽ vượt qua được bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào
Tuy những loại câu hỏi phỏng vấn có vẻ luôn đi theo chiều hướng phức tạp, nhưng nội dung chính của những câu hỏi đó nhìn chung vẫn cung cấp cho nhà tuyển dụng 3 loại thông tin được liệt kê dưới đây.
Nghiên cứu kỹ các cách trả lời của ba loại câu hỏi dưới đây – được rút ra từ kinh nghiệm phỏng vấn của HR Insider – để không còn ở thế “bị động” trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào bạn gặp phải.
Ba câu hỏi “mẫu mực”
Mặc dù các câu hỏi xuất hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng theo các chuyên gia tuyển dụng nghiên cứu về kinh nghiệm phỏng vấn của nhiều ứng viên, tất cả các cuộc phỏng vấn tựu chung lại chỉ có ba nội dung phỏng vấn chính sau đây.
Tất cả các câu hỏi bạn từng hỏi hay được hỏi trong bất kì cuộc phỏng vấn nào cũng trực thuộc tập ba câu hỏi cơ bản sau:
- Bạn có khả năng để làm công việc này chứ?
- Bạn có yêu thích công việc này không?
- Liệu chúng ta có hòa hợp khi làm việc cùng nhau?
Thực chất, ba yếu tố được đề cập đến là: Điểm mạnh của bạn, động lực làm việc của bạn, sự phù hợp của bạn với công việc/tổ chức. Ba câu hỏi này có thể được đưa ra dưới những cách diễn đạt khác nhau, nhưng mọi câu hỏi cũng chỉ là biến tấu đi từ ba câu hỏi cơ bản trên đây mà thôi. Khi mỗi câu hỏi được đặt ra, bạn phải xác định được nó thực chất đang hỏi bạn về khía cạnh nào trong ba khía cạnh trên.
Và ba câu trả lời phù hợp
Vì chỉ có ba câu hỏi phỏng vấn cơ bản nên cũng chỉ có ba câu trả lời phỏng vấn cơ bản mà thôi.
Tất cả các câu trả lời bạn đưa ra trong bất kì cuộc phỏng vấn nào cũng trực thuộc tập ba câu trả lời cơ bản sau đây:
- Các thế mạnh của tôi phù hợp để làm công việc này.
- Động lực thúc đẩy tôi để làm công việc này.
- Tôi rất phù hợp với tổ chức/công ty này.
Đó là tất cả những gì cho câu trả lời của bạn. Bạn có thể trả lời trau chuốt hơn song những gì bạn đưa ra phải thể hiện được một trong ba vấn đề trọng tâm kia.
Bởi vì chỉ có ba câu hỏi và ba câu trả lời cơ bản cho mọi cuộc phỏng vấn, nên tất cả những gì bạn cần làm đó là chuẩn bị trước ba câu hỏi và hình dung được mình sẽ được hỏi về điều gì. Chỉ cần như vậy là bạn sẽ có thể thuyết phục được những nhà tuyển dụng khó tính nhất. Nếu họ hỏi câu hỏi số 1, bạn phải đưa ra câu trả lời số 1. Câu hỏi số 2 được đưa ra cũng có nghĩa là bạn phải dùng câu trả lời số 2. Sau khi bạn đã dẫn dắt một câu trả lời thích đáng, bạn có thể thêm thắt cho nó bằng một trong hai câu hỏi còn lại.
Tuy nhiên sẽ có nhiều thứ cần làm hơn là bạn nghĩ để chuẩn bị cho những câu trả lời phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn thực chất cũng không khác gì các bài tập xử lý tình huống.
Chúng không đơn thuần chỉ là để biết con người bạn mà còn là phục vụ cho mục đích của nhà tuyển dụng, cho nhu cầu của họ và cho chính những vấn đề họ đang phải đối mặt. Bạn chính là một giải pháp cho công ty. Hãy xem quá trình phỏng vấn là một cơ hội tốt cho bạn thể hiện năng lực, để lắng nghe, để quan sát và thử giải quyết chính bài toán khó khăn mà tổ chức/công ty đang gặp phải.
Thực tế không hề đơn giản
Nếu những người phỏng vấn bạn biết được mình đang làm gì, họ sẽ đánh giá nhiều thứ hơn ở bạn chứ không phải chỉ ở cách định nghĩa và giải quyết các vấn đề. Họ muốn thông qua đó hiểu được kỹ năng chuyên môn của bạn ở mức độ nào, bạn có những thế mạnh ra sao, động cơ làm việc và phẩm cách như thế nào, về tổng thể liệu bạn có phù hợp với môi trường công ty hay không. Ngay cả khi họ không thể hiện điều đó thì câu trả lời mà bạn đưa ra chắc chắn vẫn sẽ được xem xét ở nhiều góc độ khía cạnh để có sự đánh giá chuẩn xác nhất.
Vì thế, trong bất kì trường hợp nào, những giải pháp của bạn phải được trình bày càng sát với mong đợi và sự đánh giá của họ càng tốt. Một sự chuẩn bị kĩ lưỡng thường sẽ là yếu tố quyết định giữa việc bạn có hoặc không được nhận vào làm. Đây là một yếu tố đầy thách thức nhưng rất đáng để bạn đầu tư thời gian.
Câu hỏi 1: “Bạn có thể làm được công việc này chứ?”. Thực ra là: “Thế mạnh của bạn là gì vậy?” (Điểm mạnh).
Câu trả lời 1:Chuẩn bị ba ví dụ về về hoàn cảnh bạn đã gặp phải, hành động các bạn đã làm để xử lý hoàn cảnh đó, kết quả sau đó như thế nào để có thể làm nổi bật những thế mạnh của bạn trong lĩnh vực có tính quan trọng đối với người phỏng vấn bạn.
Câu hỏi 2: “Liệu bạn sẽ yêu thích công việc này chứ?” Thực ra là: “Bạn mong đợi làm công việc gì?” (Động lực)
Câu trả lời 2:Hãy đặt mình vào vị trí của công ty mà bạn đang dự tuyển để nói về những phẩm chất và những việc mình muốn làm một cách có liên kết nhất.
Câu hỏi 3: “Chúng ta có hợp để làm việc với nhau không nhỉ” Thực ra là: “Bạn thích làm việc với những người như thế nào?” (Sự phù hợp).
Câu trả lời 3: Hãy trả lời câu hỏi bằng cách nói về bạn thích hành xử, tạo mối quan hệ, quan điểm, phẩm chất và môi trường làm việc như thế nào và những điều này thì phù hợp với công ty ra sao.
Quay trở lại ba câu hỏi và ba câu trả lời phỏng vấn. Bạn vừa hoàn thành xong bài tập của mình, từ đó hãy chỉ ra câu nào trong đó bạn sẽ dễ được hỏi nhất, tập trả lời với nội dung có liên quan và có trọng tâm nhất có thể. Bạn cần phải dẫn dắt câu trả lời của mình cho đúng ý câu hỏi, nhưng từ đây bạn cũng có thể chuyển qua câu trả lời khác một cách có liên kết.
Hãy sắp đặt mọi chuyện từ… trước cả khi phỏng vấn
Những ứng viên nắm vững kỹ năng thừa sức có thể hướng câu trả lời một cách nhịp nhàng từ chủ đề đang được hỏi đến những điểm mấu chốt mà câu hỏi muốn khái quát lên.
Nắm được những chiếc chìa khóa vàng tiến vào vòng phỏng vấn, bạn sẽ mở được một kho báu giá trị sau phỏng vấn.
Những điểm mấu chốt đó nên giúp chỉ ra được rằng đây là ứng viên đặc biệt phù hợp cho vị trí công việc này. Bạn muốn nói về những thứ như thế mạnh, động lực và sự phù hợp nhưng có thể bạn sẽ không muốn trực tiếp sử dụng những từ này hay để lộ ra ý muốn nói về những điều này.
Thứ làm nên tính hiệu quả mạnh mẽ cho cách tiếp cận này là ở chỗ những người đang phỏng vấn bạn sẽ chẳng bao giờ biết bạn đang triển khai những luận điểm kia và dĩ nhiên câu trả lời của bạn sẽ làm nên một câu chuyện thú vị dù trình độ của họ có cao đến đâu. Biết được bí quyết này trong khi phỏng vấn, bạn có thể kiểm soát được những gì đang diễn ra mà không để lộ ra cho ai nhận thấy việc bạn sắp đặt câu chuyện.
Đừng lo sợ về việc mình sẽ làm chủ, dẫn dắt cuộc phỏng vấn qua việc giải mã được câu hỏi thực chất đằng sau những lời chất vấn và đưa ra những câu trả lời tương ứng. Tất cả những kinh nghiệm phỏng vấn này đem đến cho bạn lợi thế tạo ra sự tự tin, sự tự tin này gắn liền với các kỹ năng lắng nghe và khả năng liên kết các vấn đề trong lúc phỏng vấn một cách tốt nhất.
— Cafebiz —